Nội dung phim
Dancer in the Dark đặt bối cảnh tại một nơi hẻo lánh, ít dân cư - nơi mà dường như tất cả mọi người đều thuộc mặt nhau. Đó là một vùng nông thôn của bang Washington vào năm 1964, Selma Jeskova - một người Tiệp Khắc nhập cư - sống cùng đứa con trai độc nhất. Nàng bị thoái hóa võng mạc, sắp sửa bị mù vĩnh viễn. Con trai nàng rồi sẽ chung số phận vì đây là căn bệnh di truyền.
Selma làm việc cực nhọc tại nhà máy, tích kiệm từng xu bạc để có tiền phẫu thuật mắt cho con. Nàng làm việc gấp hai người bình thường, nhận cả ca đêm, dù mắt gần như không nhìn thấy gì. Nàng từ chối tình cảm của một người đàn ông yêu nàng tha thiết vì không muốn bị phân tâm khỏi mục tiêu đã đặt ra. Thị lực ngày càng suy giảm khiến nàng không thể đi được xe đạp, Selma bèn đi bộ tới chỗ làm bằng cách lần theo đường ray xe lửa.
Một ngày nọ, nàng trở về nhà và nhận ra toàn bộ số tiền tiết kiệm đã không cánh mà bay. Nàng đoán được ai là người lấy. Selma cố giành lại số tiền chính đáng của mình bằng mọi giá. Nàng cố cứu con mình bằng tất cả những gì mà một người phụ nữ yếu đuối, ít học có thể làm.
Selma đáng thương hay đáng trách? Những hành động của nàng đúng hay sai? Cuộc đời nàng liệu có một kết thúc có hậu hơn nếu nàng chọn khác đi, nếu nàng tỉnh táo và khôn ngoan hơn? Bộ phim kết thúc để lại nhiều dấu hỏi và sự tiếc nuối giận dữ trong lòng khán giả.
Dancer in the Dark kể một kiểu chuyện rất cũ. Kiểu chuyện ấy giờ đây, ít nhà làm phim còn kể nữa; khán giả chỉ có thể tìm lại trong những vở cải lương hoặc những bộ phim câm đầu thế kỷ trước. Ở đó, nhân vật nữ chính thường được thần thánh hóa đến mức cực đoan, gặp những tình huống éo le đến khó tin của cuộc sống, có những sự hy sinh cao cả, những hành động quên mình… Selma là một nhân vật như vậy. Nàng đòi hỏi quá ít, hầu như chẳng bao giờ than thở, luôn cúi đầu chịu đựng tất cả những roi vọt cuộc đời với nụ cười nhẫn nại. Nàng quá ngây thơ, quá cao thượng. Nàng giữ lời hứa với kẻ đã phản bội mình dù điều đó đồng nghĩa với cái chết. Nàng sẵn sàng vứt bỏ tất cả, kể cả mạng sống, miễn là đôi mắt con trai được sáng.
Selma làm việc cực nhọc tại nhà máy, tích kiệm từng xu bạc để có tiền phẫu thuật mắt cho con. Nàng làm việc gấp hai người bình thường, nhận cả ca đêm, dù mắt gần như không nhìn thấy gì. Nàng từ chối tình cảm của một người đàn ông yêu nàng tha thiết vì không muốn bị phân tâm khỏi mục tiêu đã đặt ra. Thị lực ngày càng suy giảm khiến nàng không thể đi được xe đạp, Selma bèn đi bộ tới chỗ làm bằng cách lần theo đường ray xe lửa.
Một ngày nọ, nàng trở về nhà và nhận ra toàn bộ số tiền tiết kiệm đã không cánh mà bay. Nàng đoán được ai là người lấy. Selma cố giành lại số tiền chính đáng của mình bằng mọi giá. Nàng cố cứu con mình bằng tất cả những gì mà một người phụ nữ yếu đuối, ít học có thể làm.
Selma đáng thương hay đáng trách? Những hành động của nàng đúng hay sai? Cuộc đời nàng liệu có một kết thúc có hậu hơn nếu nàng chọn khác đi, nếu nàng tỉnh táo và khôn ngoan hơn? Bộ phim kết thúc để lại nhiều dấu hỏi và sự tiếc nuối giận dữ trong lòng khán giả.
Dancer in the Dark kể một kiểu chuyện rất cũ. Kiểu chuyện ấy giờ đây, ít nhà làm phim còn kể nữa; khán giả chỉ có thể tìm lại trong những vở cải lương hoặc những bộ phim câm đầu thế kỷ trước. Ở đó, nhân vật nữ chính thường được thần thánh hóa đến mức cực đoan, gặp những tình huống éo le đến khó tin của cuộc sống, có những sự hy sinh cao cả, những hành động quên mình… Selma là một nhân vật như vậy. Nàng đòi hỏi quá ít, hầu như chẳng bao giờ than thở, luôn cúi đầu chịu đựng tất cả những roi vọt cuộc đời với nụ cười nhẫn nại. Nàng quá ngây thơ, quá cao thượng. Nàng giữ lời hứa với kẻ đã phản bội mình dù điều đó đồng nghĩa với cái chết. Nàng sẵn sàng vứt bỏ tất cả, kể cả mạng sống, miễn là đôi mắt con trai được sáng.