Nội dung phim
Dịp Tết đến xuân về là thời điểm vàng đối với việc ra mắt các tác phẩm điện ảnh nghệ thuật mới. Việc ra mắt sớm của một bộ phim lớn như Triệu ThịCô Nhi cũng mang tới sự chú ý cho mọi người. Sự điều chỉnh thời điểm ra mắt phim giúp tránh đi sự chồng chéo, tranh chấp giữa các bộ phim trong cùng một thời điểm, điều này có lợi cho cả các tác phẩm khác nữa. Điều này cũng có nghĩa là từ ngày 4 tháng 12, cuộc tranh đấu cho ngôi vị đứng đầu của phim Tết cũng được bắt đầu.
Nói về quá trình làm phim, từ thời điểm chuẩn bị cho tới hoàn thành, đạo diễn Trần Khải Ca đã phải trải qua gần 3 năm thực hiện mới có thể gửi tới người xem một tác phẩm kinh điển của Trung Quốc đúng vào dịp Tết. Câu chuyện của Triệu Thị Cô Nhi không chỉ được biết tới rộng rãi ở Trung Quốc mà cả nhiều người nước ngoài cũng thuộc. Triệu Thị Cô Nhi Đại Báo Cừu là vở kịch nổi tiếng thời Nguyên, ghi lại câu chuyện lịch sử nổi tiếng từ thời Xuân Thu từng được chép trong sử ký Tư Mã Thiên. Năm 590 trước Công nguyên, vua Tấn Linh Công nghe lời sàm tấu của Đại tướng quân Đồ Ngạn Giả đã tru di gia tộc Thượng khanh Triệu Sóc.
Do Triệu Sóc trước kia do phát hiện ra Đồ Vi, cha Đồ Ngạn Giả mưu gian với ngoại bang, tấu lên vua xin xử tử nhưng xét xá miễn cho con trai duy nhất của Đồ Vi. Sau này Tấn Linh Công kế vị, lại không ưa dùng trung thần Triệu Sóc, nghe theo sự chia rẽ của Đồ Ngạn Giả. Hơn 300 người nhà Triệu Sóc bị sát hại, chỉ có một đứa bé chưa được 6 tháng được Trình Anh cứu thoát. Để bảo vệ giọt máu nhà họ Triệu, 8 người trung nghĩa trải qua gian khổ, lần lượt Tấn công chúa, Hàn Quyết, Công Tôn Chử Cữu... phải hy sinh mạng sống, Trình Anh phải dùng con trai của mình để thay thế, bảo toàn mạng sống cho Triệu Vũ. Hai mươi năm sau, cô nhi này lớn lên, Trình Anh mới kể lại toàn bộ câu chuyện án oan năm xưa. Triệu Vũ quyết tâm báo thù rửa hận.
Triệu Thị Cô Nhi từng được dịch ra nhiều thứ tiếng, là vở kịch Trung Quốc đầu tiên được biết đến ở Châu Âu. Được biết ngoài các chi tiết cố định của phim, Trần Khải Ca còn mang tới cho nguyên bản những sức sống mới. Ông đã đưa một con người vốn là vị anh hùng trong con mắt người dân Trung Quốc trở thành một con người hết sức bình thường, từ đó mang tới khám phá mới về khả năng của con người. Trần Khải Ca đầu tư khoảng 40 triệu NDT xây dựng thành trì ở Chiết Giang làm bối cảnh chính.
Đạo diễn Trần Khải Ca vốn yêu thích xây dựng những cảnh phim hoành tráng. Trong bộ phim lần này cũng vậy, chỉ riêng phần xây dựng tòa thành thời Xuân Thu Chiến Quốc đã tốn 120 triệu nhân dân tệ. Tòa thành Xuân Thu Chiến Quốc với diện tích 43.000 m vuông là phim trường lớn nhất hiện nay của Trung Quốc. Trong thành là các kiến trúc nhà ở bằng gỗ thời xưa đem lại cảm giác như thật. Phải mất hơn 5 tháng, công việc xây dựng tòa thành này mới hoàn thành.
Nếu so sánh với trailer phim được công bố ra quốc tế vào dịp trước đó, đoạn phim lần này mang đậm chất suy tư. Làm thế nào mà một đứa trẻ sơ sinh lại khiến bao nhiêu người phải chạy thoát thân. Một tiếng khóc gào lúc mới sinh lại có thể gây ra cuộc thảm sát trong 15 năm, vì sao mà Trình Anh lại mang mạng sống của con đẻ mình ra đổi lấy sinh mạng của đứa con côi họ Triệu...
Chỉ đạo võ thuật cho Triệu thị cô nhi lần này là nhà chỉ đạo võ thuật Cốc Hiên Chiêu – người từng chỉ đạo võ thuật cho Trường Giang số 7 và Cẩm y vệ. Những cảnh quay võ thuật của Triệu thị cô nhi được chuyên gia này hình dung bằng hai chữ “chân thật”, ví dụ Triệu Sóc là một võ tướng, trong phim có khá nhiều cảnh hành động, và đối với người đẹp Phạm Băng Băng cũng có cảnh hành động, có thể coi là một điểm đáng xem của phim. Song tại phim trường ngày 12 tháng 5 không thấy cảnh hành động và chiến tranh lớn với hàng ngàn người mà Trần Khải Ca đã tuyên bố trước đó, nhưng một cảnh “lật xe” cũng khiến người ta mở rộng tầm mắt.
Tại phim trường, một cỗ máy trục hạng nặng tương đối thu hút người xem vì nó có độ cao tương đương với tòa nhà 4 tầng. Khi cảnh quay bắt đầu, một nhóm binh sĩ mặc đồ cổ trang cưỡi ngựa như bay tới, cùng lúc đó đỉnh xe ngựa bị bay lên nửa mét dưới tác động của máy trục. Lúc này, máy tạo gió hoạt động, trường quay bỗng chốc mịt mù gió cát, tựa như một trận chiến đấu vậy.
Nói về quá trình làm phim, từ thời điểm chuẩn bị cho tới hoàn thành, đạo diễn Trần Khải Ca đã phải trải qua gần 3 năm thực hiện mới có thể gửi tới người xem một tác phẩm kinh điển của Trung Quốc đúng vào dịp Tết. Câu chuyện của Triệu Thị Cô Nhi không chỉ được biết tới rộng rãi ở Trung Quốc mà cả nhiều người nước ngoài cũng thuộc. Triệu Thị Cô Nhi Đại Báo Cừu là vở kịch nổi tiếng thời Nguyên, ghi lại câu chuyện lịch sử nổi tiếng từ thời Xuân Thu từng được chép trong sử ký Tư Mã Thiên. Năm 590 trước Công nguyên, vua Tấn Linh Công nghe lời sàm tấu của Đại tướng quân Đồ Ngạn Giả đã tru di gia tộc Thượng khanh Triệu Sóc.
Do Triệu Sóc trước kia do phát hiện ra Đồ Vi, cha Đồ Ngạn Giả mưu gian với ngoại bang, tấu lên vua xin xử tử nhưng xét xá miễn cho con trai duy nhất của Đồ Vi. Sau này Tấn Linh Công kế vị, lại không ưa dùng trung thần Triệu Sóc, nghe theo sự chia rẽ của Đồ Ngạn Giả. Hơn 300 người nhà Triệu Sóc bị sát hại, chỉ có một đứa bé chưa được 6 tháng được Trình Anh cứu thoát. Để bảo vệ giọt máu nhà họ Triệu, 8 người trung nghĩa trải qua gian khổ, lần lượt Tấn công chúa, Hàn Quyết, Công Tôn Chử Cữu... phải hy sinh mạng sống, Trình Anh phải dùng con trai của mình để thay thế, bảo toàn mạng sống cho Triệu Vũ. Hai mươi năm sau, cô nhi này lớn lên, Trình Anh mới kể lại toàn bộ câu chuyện án oan năm xưa. Triệu Vũ quyết tâm báo thù rửa hận.
Triệu Thị Cô Nhi từng được dịch ra nhiều thứ tiếng, là vở kịch Trung Quốc đầu tiên được biết đến ở Châu Âu. Được biết ngoài các chi tiết cố định của phim, Trần Khải Ca còn mang tới cho nguyên bản những sức sống mới. Ông đã đưa một con người vốn là vị anh hùng trong con mắt người dân Trung Quốc trở thành một con người hết sức bình thường, từ đó mang tới khám phá mới về khả năng của con người. Trần Khải Ca đầu tư khoảng 40 triệu NDT xây dựng thành trì ở Chiết Giang làm bối cảnh chính.
Đạo diễn Trần Khải Ca vốn yêu thích xây dựng những cảnh phim hoành tráng. Trong bộ phim lần này cũng vậy, chỉ riêng phần xây dựng tòa thành thời Xuân Thu Chiến Quốc đã tốn 120 triệu nhân dân tệ. Tòa thành Xuân Thu Chiến Quốc với diện tích 43.000 m vuông là phim trường lớn nhất hiện nay của Trung Quốc. Trong thành là các kiến trúc nhà ở bằng gỗ thời xưa đem lại cảm giác như thật. Phải mất hơn 5 tháng, công việc xây dựng tòa thành này mới hoàn thành.
Nếu so sánh với trailer phim được công bố ra quốc tế vào dịp trước đó, đoạn phim lần này mang đậm chất suy tư. Làm thế nào mà một đứa trẻ sơ sinh lại khiến bao nhiêu người phải chạy thoát thân. Một tiếng khóc gào lúc mới sinh lại có thể gây ra cuộc thảm sát trong 15 năm, vì sao mà Trình Anh lại mang mạng sống của con đẻ mình ra đổi lấy sinh mạng của đứa con côi họ Triệu...
Chỉ đạo võ thuật cho Triệu thị cô nhi lần này là nhà chỉ đạo võ thuật Cốc Hiên Chiêu – người từng chỉ đạo võ thuật cho Trường Giang số 7 và Cẩm y vệ. Những cảnh quay võ thuật của Triệu thị cô nhi được chuyên gia này hình dung bằng hai chữ “chân thật”, ví dụ Triệu Sóc là một võ tướng, trong phim có khá nhiều cảnh hành động, và đối với người đẹp Phạm Băng Băng cũng có cảnh hành động, có thể coi là một điểm đáng xem của phim. Song tại phim trường ngày 12 tháng 5 không thấy cảnh hành động và chiến tranh lớn với hàng ngàn người mà Trần Khải Ca đã tuyên bố trước đó, nhưng một cảnh “lật xe” cũng khiến người ta mở rộng tầm mắt.
Tại phim trường, một cỗ máy trục hạng nặng tương đối thu hút người xem vì nó có độ cao tương đương với tòa nhà 4 tầng. Khi cảnh quay bắt đầu, một nhóm binh sĩ mặc đồ cổ trang cưỡi ngựa như bay tới, cùng lúc đó đỉnh xe ngựa bị bay lên nửa mét dưới tác động của máy trục. Lúc này, máy tạo gió hoạt động, trường quay bỗng chốc mịt mù gió cát, tựa như một trận chiến đấu vậy.