Nội dung phim
The terminal xoay quanh câu chuyện một công dân ngoại quốc (do Tom Hanks thủ vai chính) đến Mỹ và bị kẹt lại phi trường JFK vì đất nưóc anh có bạo loạn, toàn bộ giấy tờ tùy thân của anh mất hết giá trị. Anh buộc phải sống lây lất tại phi trường JFK để tạo dựng cuộc đời mới.
Sở dĩ bộ phim thu hút sự chú ý của giới kinh doanh Mỹ là vì các chuỗi cửa hàng này đã được mời xây dựng các bản sao cửa hàng của họ để sử dụng trong bộ phim (với bối cảnh chính là một phi trường lớn), tuy nhiên, phía nhà sản xuất từ chối tiết lộ sự xuất hiện chi tiết của các thương hiệu trong phim.
Các công ty tham gia thiết kế bối cảnh cho phim bao gồm toàn các đại gia: Burger King, Starbucks, Discovery , Hugo Boss, American Express, Valentino"s...
Theo tiết lộ từ hãng sản xuất DreamWork, đội ngũ các nhà thiết kế tham gia vào quá trình biên tập cuối cùng gồm quản lý và nhân viên của các hãng: Discovery, Brookstone, Burger King, Swatch và Starbuck.
Ngoài các thương hiệu hàng hóa nổi tiếng, The terminal còn có sự xuất hiện của hàng loạt các hãng hàng không hàng đầu: United Airlines, US Air, Air Canada, Asiana và All Nippon.
Chưa kể kịch bản phim cò có một mối tình giữa nữ tiếp viên hàng không hãng United Airlines (do Catherine Zeta-Jones thủ vai) với Tom Hanks, do đó hãng DreamWork đã dành 1 tầng lầu để xây dựng khoang hạng nhất của United Airlines.
Dù thừa nhận đây là một cơ hội quảng cáo lớn, nhưng các quản lý cấp cao cho biết sự xuất hiện của quá nhiều thương hiệu trên phim có thể làm mất đi tính nổi trội của chúng.
Với sự có mặt của 40 nhãn hiệu sản phẩm trong phim, The terminal đã lập kỷ lục là bộ phim quảng cáo nhiều nhất và là phim mà các công ty bỏ ra nhiều tiền nhất để dựng cảnh cửa hàng của mình trong phim trường.