Nội dung phim
Désirée là một bộ phim lịch sử tiểu sử do ĐD Henry Koster thực hiện, dựa trên tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Annemarie Selinko. Vai Napoleon Bonparte do Marlon Brando thủ diễn, Désirée Clary do Jean Simmons.
Eugénie Bernardine Désirée Clary là một cô gái dân dã, con gái út một thương gia tơ lụa giàu có ở Marseille trong thời kỳ sau cuộc Cách mạng 1789, từng được Napoléon tỏ tình, nhưng kết hôn với vị tướng lãnh cộng hòa Jean Baptiste. Người yêu đầu tiên của cô, vị tướng trẻ tuổi Napoléon trở thành hoàng đế và cô chứng kiến bước thăng tiến thần tốc lên đỉnh cao danh vọng cũng như lúc cơ đồ ông ta sụp đổ hoàn toàn; chồng cô gia nhập hàng ngũ các vị vua Thụy Điển, và các vị vua, các vị hoàng đế trị vì ở Âu châu gọi một cựu đảng viên Jacobin được cách mạng nuôi dưỡng, là anh em họ. Cuộc đời Désirée gắn liền với những sự kiện và biến cố lớn lao ảnh hưởng và mang tính quyết định đến cơ đồ và sự nghiệp của Napoléon. Người phụ nữ ấy đã chinh phục được tình yêu của nhân dân Thụy Điển bằng sự cương quyết cách tân nếp sống hoàng gia, đã góp phần không nhỏ cho chồng con trong sự nghiệp dân chủ hóa từ từ vương quốc và giữ cho Thụy Điển một vị trí trung lập vững chắc trên trường chính trị thế giới cho mãi đến ngày nay.
Désirée trước hết là một nhân chứng của lịch sử. Cô đã sống, đã chứng kiến và góp phần tham gia làm nên lịch sử một thời kỳ đáng nhớ của lịch sử thế giới. Annemarie Selinko đã tìm thấy ở người phụ nữ này sự đồng cảm lớn lao về một tâm hồn cao cả, người phụ nữ đầy bản lĩnh và tâm huyết với lý tưởng của mình, đấu tranh không ngừng cho hòa bình và tình yêu nhân loại. Số phận người con gái bé nhỏ ấy cứ như một huyền thoại với những bước ngoặt thật diệu kỳ.
Từ một nguyên mẫu có sẵn trong lịch sử, Selinko, bằng tài năng sáng tạo của một nhà văn, bằng chính sự thấu hiểu nỗi đớn đau của con người trước sức mạnh của những kẻ bạo tàn, đã phục sinh nhân vật Désirée, làm cho nhân vật lịch sử này một lần nữa được “trở mình”, bước lại những bước đi trong quá khứ, làm sống dậy cả một triều đại Napoléon Bonaparte với biết bao những chân dung lịch sử. Với cái nhìn đầy tinh tường của một nữ văn sĩ, bà đã nhận ra được khả năng hoàn thành sứ mệnh của Désirée Clary không những trong lịch sử mà còn trong nghệ thuật.
Nhân vật lịch sử Désirée được soi chiếu từ góc nhìn đời tư, gần gũi, chân thật, toàn diện và được đặt trong mối quan hệ với những địa hạt lịch sử khác nhau. Trong thế giới nghệ thuật mà nàng đang tồn tại, không có bóng dáng của người cầm bút. Nàng tự nói về mình, về những người xung quanh. Có lúc, trái tim Désirée như tan nát với nỗi đau của chính mình và nỗi đau của đồng loại. Có lúc trái tim ấy lại rộn rã một niềm vui vô bờ bến, niềm hạnh phúc của một người phụ nữ được làm vợ, làm mẹ, làm cầu nối cho hòa bình và những mất mát đau thương. Chính những tiếng nói cất lên từ một tấm lòng, những sự thật được viết nên sau bao giọt nước mắt là những lời tố cáo không thương tiếc cho những ai nhân danh nhân quyền mà chà đạp con người, là tiếng nói bảo vệ chính mình và cho cả một tương lai mai sau. Annemarie Selinko đã đưa nhân vật Désirée trở thành hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Mối tình đầu của Napoléon.
Désirée vốn là người trưởng thành trong cách mạng Pháp. Đối với nàng, tất cả cuộc cách mạng có thể được tóm lược vào các điều khoản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền mà hồi còn bé, thân phụ đã bắt học thuộc lòng. Đó là những giới luật thiêng liêng mà nàng dựa vào để xét đoán sự việc ở đời. Ai tôn trọng chúng thì có quyền được nàng kính ngưỡng, ai chà đạp chúng, bất kỳ vì nguyên nhân nào, là một kẻ thù của nhân loại.
Nhân dân Pháp gọi Désirée là “nữ thần hòa bình” bởi chính nàng, vào đêm 29 rạng 30 tháng 6 năm 1815, thuyết phục nổi Napoléon từ bỏ chủ trương chiến tranh, hơn thế nữa, từ bỏ tất cả, địa vị công danh, nghĩa là phải đầu hàng để tránh cho nhân dân Pháp và các nước châu Âu cảnh điêu tàn lầm than. Chính Désirée là người được Nghị viện Pháp khẩn nài làm sứ giả và bằng nhân cách cực kỳ cao quý, bằng sức mạnh của một tình yêu trong sáng ngày nào, nàng đã nhận từ tay Napoléon thanh kiếm báu, tượng trưng cho quyết định hàng phục, để rồi sau đó ông bị lưu đày tại đảo Saint Hélène, miền đông nam châu Phi.
Người phụ nữ yêu tự do, tôn thờ bản Tuyên ngôn Nhân quyền ấy không thích những quy tắc, lề thói kiểu cách của chốn triều đình. Vì thế, sau khi cùng chồng sang Thụy Điển được một thời gian, nàng trở về Paris sống nơi căn nhà cũ suốt hơn mười năm trời. Khi đã thực sự nắm vương quyền, nàng là người đặt nền móng cho truyền thống một nước Thụy Điển trung lập và hiếu khách, tìm cách điều đình để cứu vớt những nạn nhân chiến tranh hay của sự ngược đãi.
Hình tượng người phụ nữ nhỏ bé nhưng mang trong mình một tình yêu cháy bỏng dành cho đồng loại, Désirée trở thành nhân vật mang tư tưởng của tác giả và thời đại. Désirée xuất hiện trong tác phẩm như một thứ vũ khí không tiếng nổ, vừa tố cáo tội ác to lớn của Napoléon: “Không đâu, Napoléon, ngươi chỉ lạm dụng tiêu đề của văn kiện ấy thôi! Lạm dụng để nói là ngươi đi giải phóng các dân tộc, trong khi thực tế cho thấy là ngươi chỉ nô dịch các dân tộc ấy thôi. Ngươi chỉ nhân danh nhân quyền để gây cảnh xương rơi máu đổ mà thôi!”(1,482), vừa cất cao tiếng nói của lòng nhân ái và tinh thần dân chủ nhiệt thành: “Em sẽ mãi mãi lạm dụng quyền uy để cứu vớt những người bị ngược đãi cho dù đó là ai...”(2,133). Désirée bằng chính sự lạc quan và một bản lĩnh phi thường ra sức cứu rỗi nhân loại chứng minh rằng “những con người dịu dàng và hòa hoãn cũng là những anh hùng”.
Dù cho trong thực tế, Désirée có bị lu mờ dưới lớp bụi thời gian và vai trò lịch sử của cô chưa thật sự được đánh giá một cách thỏa đáng, khi xuất hiện trong tác phẩm Mối tình đầu của Napoléon của Annamarie Selinko, cô trở thành đại diện cho kiểu nhân vật lí tưởng “tròn trĩnh” nhất, toàn vẹn nhất.
Phát hiện của nhà văn Selinko về nhân vật nữ này không những là một phát hiện đặc sắc về hình tượng nghệ thuật mà còn là phát hiện giúp vén lên bức màn tối sáng của lịch sử. Désirée là mẫu người phụ nữ lí tưởng về nhân cách và bản lĩnh sống. Điểm lí tưởng nằm ngay trong chính lí tưởng và cách đấu tranh bảo vệ lí tưởng của nhân vật. Désirée xuất thân từ tầng lớp dân dã nhưng cuộc đời nàng lại gắn liền với những biến cố lớn lao, những nhân vật lịch sử trọng đại và các vương triều của một thời kỳ lịch sử đáng nhớ nhất. Trước cơn lốc cuốn của lịch sử, của tiền tài và danh vọng, người phụ nữ ấy vẫn bản lĩnh giữ gìn phẩm hạnh trong sạch, không bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình. Ý thức về nguồn cội tức là ý thức về quá khứ của một con người và quá khứ của một dân tộc: “Dân tộc Pháp đã sống hằng thế kỷ trong niềm đau khổ ghê gớm. Và từ nỗi khổ đau ấy, nơi những con người bị áp bức đã có hai ngọn lửa cháy bùng lên: ngọn lửa công lý và ngọn lửa thù hận. Lửa thù hận rồi sẽ tự lụi tàn và sẽ tắt ngấm trong biển máu. Nhưng còn ngọn lửa kia - ngọn lửa thiêng liêng, con yêu của bố ạ - ngọn lửa ấy sẽ không bao giờ sẽ tắt cả”(1,33). Đó là tất cả những gì thiêng liêng mà người bố - hình ảnh thân thương nhất về quá khứ đã truyền vào sâu thẳm trái tim cô bé Eugénie mười bốn tuổi. Và từ đó cô đã sống, đã đấu tranh hết mình cho lí tưởng về nhân quyền, cho một nền cộng hòa non trẻ.
“Thật lạ lùng biết bao khi hai người đàn ông vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta lại cùng yêu say đắm bà. Thế nhưng bà chưa hẳn là một mỹ nhân”(2,534), những lời thì thào của bà lão công chúa Sofia-Albertina, người cuối cùng của dòng họ Vasa - Thụy Điển cho thấy sự ngưỡng mộ không chỉ của một người phụ nữ dành cho một người phụ nữ, một vị công chúa thuộc dòng họ quí tộc lâu đời dành cho một nữ công dân Pháp thuộc giới bình dân. Đó còn là sự ngưỡng mộ của biết bao lớp người cùng khổ, của nhân dân các nước Pháp, Thụy Điển, của cả châu Âu lúc bấy giờ. Quả thật, Désirée không được trời phú cho vẻ đẹp của một người phụ nữ nghiêng nước nghiêng thành. Không quyến rũ như hoàng hậu Josephine, không được sinh ra từ một dòng dõi hoàng tộc như hoàng hậu Marie-Louis, Désirée có sức hút của một người phụ nữ thông minh, giàu sức sống, dám nghĩ dám làm và thậm chí nàng biết phải hy sinh những gì cho người mình yêu thương và cho những điều cao cả.
Annemarie Selinko đã có một cái nhìn đầy quý mến nhân vật nữ trung tâm trong tác phẩm Mối tình đầu của Napoléon. Bà đã viết câu chuyện về Désirée Clary bằng cả một tấm lòng và cả biết bao những gởi gắm. Vì vậy, nhân vật của bà được khai thác một cách toàn vẹn, đa chiều, vừa mang đầy đủ dáng dấp của một con người thực vừa nổi bật lên những phẩm chất lí tưởng cao đẹp mà chúng ta sẽ không thể nào tìm thấy trong một cuốn truyện kể lịch sử hay một tập bút ký lịch sử hoặc một cuốn sách nào đó về lịch sử tương tự như thế.
Eugénie Bernardine Désirée Clary là một cô gái dân dã, con gái út một thương gia tơ lụa giàu có ở Marseille trong thời kỳ sau cuộc Cách mạng 1789, từng được Napoléon tỏ tình, nhưng kết hôn với vị tướng lãnh cộng hòa Jean Baptiste. Người yêu đầu tiên của cô, vị tướng trẻ tuổi Napoléon trở thành hoàng đế và cô chứng kiến bước thăng tiến thần tốc lên đỉnh cao danh vọng cũng như lúc cơ đồ ông ta sụp đổ hoàn toàn; chồng cô gia nhập hàng ngũ các vị vua Thụy Điển, và các vị vua, các vị hoàng đế trị vì ở Âu châu gọi một cựu đảng viên Jacobin được cách mạng nuôi dưỡng, là anh em họ. Cuộc đời Désirée gắn liền với những sự kiện và biến cố lớn lao ảnh hưởng và mang tính quyết định đến cơ đồ và sự nghiệp của Napoléon. Người phụ nữ ấy đã chinh phục được tình yêu của nhân dân Thụy Điển bằng sự cương quyết cách tân nếp sống hoàng gia, đã góp phần không nhỏ cho chồng con trong sự nghiệp dân chủ hóa từ từ vương quốc và giữ cho Thụy Điển một vị trí trung lập vững chắc trên trường chính trị thế giới cho mãi đến ngày nay.
Désirée trước hết là một nhân chứng của lịch sử. Cô đã sống, đã chứng kiến và góp phần tham gia làm nên lịch sử một thời kỳ đáng nhớ của lịch sử thế giới. Annemarie Selinko đã tìm thấy ở người phụ nữ này sự đồng cảm lớn lao về một tâm hồn cao cả, người phụ nữ đầy bản lĩnh và tâm huyết với lý tưởng của mình, đấu tranh không ngừng cho hòa bình và tình yêu nhân loại. Số phận người con gái bé nhỏ ấy cứ như một huyền thoại với những bước ngoặt thật diệu kỳ.
Từ một nguyên mẫu có sẵn trong lịch sử, Selinko, bằng tài năng sáng tạo của một nhà văn, bằng chính sự thấu hiểu nỗi đớn đau của con người trước sức mạnh của những kẻ bạo tàn, đã phục sinh nhân vật Désirée, làm cho nhân vật lịch sử này một lần nữa được “trở mình”, bước lại những bước đi trong quá khứ, làm sống dậy cả một triều đại Napoléon Bonaparte với biết bao những chân dung lịch sử. Với cái nhìn đầy tinh tường của một nữ văn sĩ, bà đã nhận ra được khả năng hoàn thành sứ mệnh của Désirée Clary không những trong lịch sử mà còn trong nghệ thuật.
Nhân vật lịch sử Désirée được soi chiếu từ góc nhìn đời tư, gần gũi, chân thật, toàn diện và được đặt trong mối quan hệ với những địa hạt lịch sử khác nhau. Trong thế giới nghệ thuật mà nàng đang tồn tại, không có bóng dáng của người cầm bút. Nàng tự nói về mình, về những người xung quanh. Có lúc, trái tim Désirée như tan nát với nỗi đau của chính mình và nỗi đau của đồng loại. Có lúc trái tim ấy lại rộn rã một niềm vui vô bờ bến, niềm hạnh phúc của một người phụ nữ được làm vợ, làm mẹ, làm cầu nối cho hòa bình và những mất mát đau thương. Chính những tiếng nói cất lên từ một tấm lòng, những sự thật được viết nên sau bao giọt nước mắt là những lời tố cáo không thương tiếc cho những ai nhân danh nhân quyền mà chà đạp con người, là tiếng nói bảo vệ chính mình và cho cả một tương lai mai sau. Annemarie Selinko đã đưa nhân vật Désirée trở thành hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Mối tình đầu của Napoléon.
Désirée vốn là người trưởng thành trong cách mạng Pháp. Đối với nàng, tất cả cuộc cách mạng có thể được tóm lược vào các điều khoản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền mà hồi còn bé, thân phụ đã bắt học thuộc lòng. Đó là những giới luật thiêng liêng mà nàng dựa vào để xét đoán sự việc ở đời. Ai tôn trọng chúng thì có quyền được nàng kính ngưỡng, ai chà đạp chúng, bất kỳ vì nguyên nhân nào, là một kẻ thù của nhân loại.
Nhân dân Pháp gọi Désirée là “nữ thần hòa bình” bởi chính nàng, vào đêm 29 rạng 30 tháng 6 năm 1815, thuyết phục nổi Napoléon từ bỏ chủ trương chiến tranh, hơn thế nữa, từ bỏ tất cả, địa vị công danh, nghĩa là phải đầu hàng để tránh cho nhân dân Pháp và các nước châu Âu cảnh điêu tàn lầm than. Chính Désirée là người được Nghị viện Pháp khẩn nài làm sứ giả và bằng nhân cách cực kỳ cao quý, bằng sức mạnh của một tình yêu trong sáng ngày nào, nàng đã nhận từ tay Napoléon thanh kiếm báu, tượng trưng cho quyết định hàng phục, để rồi sau đó ông bị lưu đày tại đảo Saint Hélène, miền đông nam châu Phi.
Người phụ nữ yêu tự do, tôn thờ bản Tuyên ngôn Nhân quyền ấy không thích những quy tắc, lề thói kiểu cách của chốn triều đình. Vì thế, sau khi cùng chồng sang Thụy Điển được một thời gian, nàng trở về Paris sống nơi căn nhà cũ suốt hơn mười năm trời. Khi đã thực sự nắm vương quyền, nàng là người đặt nền móng cho truyền thống một nước Thụy Điển trung lập và hiếu khách, tìm cách điều đình để cứu vớt những nạn nhân chiến tranh hay của sự ngược đãi.
Hình tượng người phụ nữ nhỏ bé nhưng mang trong mình một tình yêu cháy bỏng dành cho đồng loại, Désirée trở thành nhân vật mang tư tưởng của tác giả và thời đại. Désirée xuất hiện trong tác phẩm như một thứ vũ khí không tiếng nổ, vừa tố cáo tội ác to lớn của Napoléon: “Không đâu, Napoléon, ngươi chỉ lạm dụng tiêu đề của văn kiện ấy thôi! Lạm dụng để nói là ngươi đi giải phóng các dân tộc, trong khi thực tế cho thấy là ngươi chỉ nô dịch các dân tộc ấy thôi. Ngươi chỉ nhân danh nhân quyền để gây cảnh xương rơi máu đổ mà thôi!”(1,482), vừa cất cao tiếng nói của lòng nhân ái và tinh thần dân chủ nhiệt thành: “Em sẽ mãi mãi lạm dụng quyền uy để cứu vớt những người bị ngược đãi cho dù đó là ai...”(2,133). Désirée bằng chính sự lạc quan và một bản lĩnh phi thường ra sức cứu rỗi nhân loại chứng minh rằng “những con người dịu dàng và hòa hoãn cũng là những anh hùng”.
Dù cho trong thực tế, Désirée có bị lu mờ dưới lớp bụi thời gian và vai trò lịch sử của cô chưa thật sự được đánh giá một cách thỏa đáng, khi xuất hiện trong tác phẩm Mối tình đầu của Napoléon của Annamarie Selinko, cô trở thành đại diện cho kiểu nhân vật lí tưởng “tròn trĩnh” nhất, toàn vẹn nhất.
Phát hiện của nhà văn Selinko về nhân vật nữ này không những là một phát hiện đặc sắc về hình tượng nghệ thuật mà còn là phát hiện giúp vén lên bức màn tối sáng của lịch sử. Désirée là mẫu người phụ nữ lí tưởng về nhân cách và bản lĩnh sống. Điểm lí tưởng nằm ngay trong chính lí tưởng và cách đấu tranh bảo vệ lí tưởng của nhân vật. Désirée xuất thân từ tầng lớp dân dã nhưng cuộc đời nàng lại gắn liền với những biến cố lớn lao, những nhân vật lịch sử trọng đại và các vương triều của một thời kỳ lịch sử đáng nhớ nhất. Trước cơn lốc cuốn của lịch sử, của tiền tài và danh vọng, người phụ nữ ấy vẫn bản lĩnh giữ gìn phẩm hạnh trong sạch, không bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình. Ý thức về nguồn cội tức là ý thức về quá khứ của một con người và quá khứ của một dân tộc: “Dân tộc Pháp đã sống hằng thế kỷ trong niềm đau khổ ghê gớm. Và từ nỗi khổ đau ấy, nơi những con người bị áp bức đã có hai ngọn lửa cháy bùng lên: ngọn lửa công lý và ngọn lửa thù hận. Lửa thù hận rồi sẽ tự lụi tàn và sẽ tắt ngấm trong biển máu. Nhưng còn ngọn lửa kia - ngọn lửa thiêng liêng, con yêu của bố ạ - ngọn lửa ấy sẽ không bao giờ sẽ tắt cả”(1,33). Đó là tất cả những gì thiêng liêng mà người bố - hình ảnh thân thương nhất về quá khứ đã truyền vào sâu thẳm trái tim cô bé Eugénie mười bốn tuổi. Và từ đó cô đã sống, đã đấu tranh hết mình cho lí tưởng về nhân quyền, cho một nền cộng hòa non trẻ.
“Thật lạ lùng biết bao khi hai người đàn ông vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta lại cùng yêu say đắm bà. Thế nhưng bà chưa hẳn là một mỹ nhân”(2,534), những lời thì thào của bà lão công chúa Sofia-Albertina, người cuối cùng của dòng họ Vasa - Thụy Điển cho thấy sự ngưỡng mộ không chỉ của một người phụ nữ dành cho một người phụ nữ, một vị công chúa thuộc dòng họ quí tộc lâu đời dành cho một nữ công dân Pháp thuộc giới bình dân. Đó còn là sự ngưỡng mộ của biết bao lớp người cùng khổ, của nhân dân các nước Pháp, Thụy Điển, của cả châu Âu lúc bấy giờ. Quả thật, Désirée không được trời phú cho vẻ đẹp của một người phụ nữ nghiêng nước nghiêng thành. Không quyến rũ như hoàng hậu Josephine, không được sinh ra từ một dòng dõi hoàng tộc như hoàng hậu Marie-Louis, Désirée có sức hút của một người phụ nữ thông minh, giàu sức sống, dám nghĩ dám làm và thậm chí nàng biết phải hy sinh những gì cho người mình yêu thương và cho những điều cao cả.
Annemarie Selinko đã có một cái nhìn đầy quý mến nhân vật nữ trung tâm trong tác phẩm Mối tình đầu của Napoléon. Bà đã viết câu chuyện về Désirée Clary bằng cả một tấm lòng và cả biết bao những gởi gắm. Vì vậy, nhân vật của bà được khai thác một cách toàn vẹn, đa chiều, vừa mang đầy đủ dáng dấp của một con người thực vừa nổi bật lên những phẩm chất lí tưởng cao đẹp mà chúng ta sẽ không thể nào tìm thấy trong một cuốn truyện kể lịch sử hay một tập bút ký lịch sử hoặc một cuốn sách nào đó về lịch sử tương tự như thế.