Nội dung phim
"The King and the Clown" thực sự là một bộ phim có giá trị. Bỏ lỡ một cảnh thôi cũng đủ nghiêm trọng như mất một phần thiết yếu của cơ thể vậy.
Bộ phim đã cho chúng ta một bài học về công nghiệp phim ảnh - thứ mà thường xuyên đầy những từ đao to búa lớn như “hiệu ứng thị giác” , “phong cách”, “cát xê của diễn viên trên 400 triệu won”, “kinh phí sản xuất trên 10 tỷ won”, “quay phim ở nước ngoài”, “đạo diễn tên tuổi”... Bài học ở đây là tầm quan trong của “Những điều giản đơn”
Bối cảnh phim là thời đại Joseon. Jang Saeng (Gam Woo Sung) vốn là một người diễn tuồng của gánh hát Namsadong, sau đó anh đã bị đuổi khỏi gánh hát sau khi nhận ra nó đã trở thành trò tiêu khiển trong tay bọn quý tộc.. Cùng với một kép hát khác tên Gong Gil (Lee Jun Ki) – người mà anh yêu trong sâu thẳm trái tim đi đến Hanyang tìm một cuộc sống mới. Tại đây anh đã trở thành người đứng đầu một gánh hát rong. Cùng với kỳ tài của mình, anh đã làm cho gánh hát trở nên nổi tiếng cùng với vở kịch nhạo báng nhà vua Yeon San (Jeong Jin Yeong) và ái phi của nhà vua – Nok Su (Kang Seong Yeon). Vua Yeon San đã thích thú sau khi xem vở kịch và để cho gánh hát được ở trong hoàng cung. Ông đã bị say đắm bởi Gong Gil, điều này làm cho Nok Su hờn ghen và âm mưu một kế hoạch xấu xa.
Thực tế thì từ “theatrical” thường được dùng với nghĩa không hay là “ra vẻ”, “làm bộ”, “kịch”..., nhưng bộ phim "The King and the Clown" đã xoay chuyển ý nghĩa của từ này. Bộ phim quả là rất “kịch” theo cách mà vô hình chung có một sức sức hập dẫn quá mạnh làm cho người ta không còn thời gian để băn khoăn về tính hiện thực của nó. Chuyển thể từ “Yi” – một vở kịch được nhiều người đón nhận và có được nhiều giải thưởng từ khi nó lên sân khấu năm 2000, bản điện ảnh nâng cao giá trị của vở kịch bởi sử dụng nhiều trường đoạn và hội thoại từ nguyên tác vở kịch cùng với việc chọn lọc chính xác những gì nên sử dụng, những gì nên bỏ đi.
Giống như cảnh đi trên dây của Jang Saeng và Gong Gil, bản điện ảnh đã bước đi thành công trên sợi dây mảnh ngăn cách giữa bi và hài, giữa những kẻ khát khao quyền lực và những người khát khao tình yêu. Cảnh cuối phim với hình ảnh hai người nghệ sĩ bước trên sợi dây tiến lại gần nhau có thể coi như “màn cuối của năm”. Quan hệ tình cảm phức tạp giữa Jang Saeng, Gong Gil và vua Yeon San đã vượt ra khỏi khái niệm tình yêu đồng giới “kỳ lạ” và đến với khán giả giống như một kiểu tình yêu khá phổ biến – một mối tình bi ai. Lý do là vì bộ phim đã chạm đến được tâm tư tình cảm của khán giả, khơi gợi cho họ biết bất cứ thứ gì đều tạo ra cả hạnh phúc và bất hạnh.
Vở kịch mà gánh hát của Jang Saeng biểu diễn và màn rối Gong Gil diễn cho vua Yeon San rất thú vị với tư cách “kịch trong kịch”. Những cảnh như vậy dần dần nhòa vào câu chuyện chính, có lúc trở thành công cụ biểu đạt cảm xúc của nhân vật, có lúc lại như dự cảm trước về số phận nhân vật. Ngoài ra, mỗi hình ảnh trong phim đều theo một thế giới riêng nhằm hướng tới mục đích đào sâu vào những khía cạnh sâu xa nhất trong tâm tư tình cảm của các nhân vật.
Lee Jun Ki, chàng trai với vẻ đẹp tiềm ẩn mang lại sự tươi mới đến không ngờ, và giọng điệu rất riêng của Gam Woo Sung đã tỏa sáng trong bộ phim cổ trang này. Jeong Jin Yeong vẫn giữ được phong độ của mình mặc dù không đạt được nhiều sự chú ý nhưng đã thành công trong việc sáng tạo ra hình ảnh một cuồng vương áp chế khán giả với khuôn mặt dữ dội khó tả, như muốn bùng nổ bất cứ khi nào . Sức hấp dẫn mạnh mẽ đến từ diễn xuất của họ khiến khán giả khó mà ghét được một nhân vật nào trong bộ phim. Có lẽ cánh đàn ông dù tốt hay xấu cũng có thể đang sống giống như những người đàn ông trong bộ phim "The King and the Clown", phải che dấu nỗi buồn và sự thương cảm trong trái tim.
Bộ phim đã cho chúng ta một bài học về công nghiệp phim ảnh - thứ mà thường xuyên đầy những từ đao to búa lớn như “hiệu ứng thị giác” , “phong cách”, “cát xê của diễn viên trên 400 triệu won”, “kinh phí sản xuất trên 10 tỷ won”, “quay phim ở nước ngoài”, “đạo diễn tên tuổi”... Bài học ở đây là tầm quan trong của “Những điều giản đơn”
Bối cảnh phim là thời đại Joseon. Jang Saeng (Gam Woo Sung) vốn là một người diễn tuồng của gánh hát Namsadong, sau đó anh đã bị đuổi khỏi gánh hát sau khi nhận ra nó đã trở thành trò tiêu khiển trong tay bọn quý tộc.. Cùng với một kép hát khác tên Gong Gil (Lee Jun Ki) – người mà anh yêu trong sâu thẳm trái tim đi đến Hanyang tìm một cuộc sống mới. Tại đây anh đã trở thành người đứng đầu một gánh hát rong. Cùng với kỳ tài của mình, anh đã làm cho gánh hát trở nên nổi tiếng cùng với vở kịch nhạo báng nhà vua Yeon San (Jeong Jin Yeong) và ái phi của nhà vua – Nok Su (Kang Seong Yeon). Vua Yeon San đã thích thú sau khi xem vở kịch và để cho gánh hát được ở trong hoàng cung. Ông đã bị say đắm bởi Gong Gil, điều này làm cho Nok Su hờn ghen và âm mưu một kế hoạch xấu xa.
Thực tế thì từ “theatrical” thường được dùng với nghĩa không hay là “ra vẻ”, “làm bộ”, “kịch”..., nhưng bộ phim "The King and the Clown" đã xoay chuyển ý nghĩa của từ này. Bộ phim quả là rất “kịch” theo cách mà vô hình chung có một sức sức hập dẫn quá mạnh làm cho người ta không còn thời gian để băn khoăn về tính hiện thực của nó. Chuyển thể từ “Yi” – một vở kịch được nhiều người đón nhận và có được nhiều giải thưởng từ khi nó lên sân khấu năm 2000, bản điện ảnh nâng cao giá trị của vở kịch bởi sử dụng nhiều trường đoạn và hội thoại từ nguyên tác vở kịch cùng với việc chọn lọc chính xác những gì nên sử dụng, những gì nên bỏ đi.
Giống như cảnh đi trên dây của Jang Saeng và Gong Gil, bản điện ảnh đã bước đi thành công trên sợi dây mảnh ngăn cách giữa bi và hài, giữa những kẻ khát khao quyền lực và những người khát khao tình yêu. Cảnh cuối phim với hình ảnh hai người nghệ sĩ bước trên sợi dây tiến lại gần nhau có thể coi như “màn cuối của năm”. Quan hệ tình cảm phức tạp giữa Jang Saeng, Gong Gil và vua Yeon San đã vượt ra khỏi khái niệm tình yêu đồng giới “kỳ lạ” và đến với khán giả giống như một kiểu tình yêu khá phổ biến – một mối tình bi ai. Lý do là vì bộ phim đã chạm đến được tâm tư tình cảm của khán giả, khơi gợi cho họ biết bất cứ thứ gì đều tạo ra cả hạnh phúc và bất hạnh.
Vở kịch mà gánh hát của Jang Saeng biểu diễn và màn rối Gong Gil diễn cho vua Yeon San rất thú vị với tư cách “kịch trong kịch”. Những cảnh như vậy dần dần nhòa vào câu chuyện chính, có lúc trở thành công cụ biểu đạt cảm xúc của nhân vật, có lúc lại như dự cảm trước về số phận nhân vật. Ngoài ra, mỗi hình ảnh trong phim đều theo một thế giới riêng nhằm hướng tới mục đích đào sâu vào những khía cạnh sâu xa nhất trong tâm tư tình cảm của các nhân vật.
Lee Jun Ki, chàng trai với vẻ đẹp tiềm ẩn mang lại sự tươi mới đến không ngờ, và giọng điệu rất riêng của Gam Woo Sung đã tỏa sáng trong bộ phim cổ trang này. Jeong Jin Yeong vẫn giữ được phong độ của mình mặc dù không đạt được nhiều sự chú ý nhưng đã thành công trong việc sáng tạo ra hình ảnh một cuồng vương áp chế khán giả với khuôn mặt dữ dội khó tả, như muốn bùng nổ bất cứ khi nào . Sức hấp dẫn mạnh mẽ đến từ diễn xuất của họ khiến khán giả khó mà ghét được một nhân vật nào trong bộ phim. Có lẽ cánh đàn ông dù tốt hay xấu cũng có thể đang sống giống như những người đàn ông trong bộ phim "The King and the Clown", phải che dấu nỗi buồn và sự thương cảm trong trái tim.