Nội dung phim
Marc Foster, vị đạo diễn vốn nổi tiếng với dòng phim tâm lý xã hội thông qua các tác phẩm được đánh giá rất cao như Stanger than Fiction, Monter’s Ball, The Kite Runner, Stay,…và rồi còn rạng danh trong dòng phim hành động với tập thứ 22 trong series về điệp viên James Bond – Quantum of Solace. Trong năm nay, một lần nữa Marc đã làm nên một bước tiến xa hơn trong phong cách làm phim của mình, đó là “sự kết hợp giữa tâm lý và hành động theo một phong cách cực kỳ độc đáo” cùng Machine Gun Preacher.
Dựa trên câu chuyện có thật về Sam Childers, một tên tội phạm buôn ma túy. Sau khi lỡ tay giết chết một tên cướp trên đường, Sam rơi vào trạng thái dằn vặt và lo lắng. Lúc này, Lynn, vợ Sam, đã giúp anh giác ngộ và tìm thấy đức tin nơi chúa trời. Childers bắt đầu xây dựng cuộc sống mới với gia đình mình. Trước lời kêu gọi của cha sứ tại nhà thờ, Sam đã đến Đông Phi để giúp đở những con người đang bị chiến tranh dồn vào đường cùng tại đây. Tại Sudan, anh nhìn thấy nhiều trẻ em bị bắt cóc với mục đích quân sự, vì vậy Sam quyết tâm làm mọi thứ để bảo vệ và mang đến một cuộc sống tốt hơn cho cháu bé nơi đây.
Cũng chính vì vậy mà Sam rơi vào cuộc chiến với tổ chức khủng bố LRA (Lord's Resistance Army) lấy danh nghĩa “Đội quân Chống đối của Chúa”, do Joseph Kony đứng đầu. Từ một tên tội phạm nguy hiểm, giờ đây Sam đã trở thành một nhà truyền giáo mang đức tin chúa trời. Nhưng cách làm việc nhân đạo của anh càng lúc càng bất bình thường. Cứu người, giúp người, rồi lại giết người, một vòng luẩn quẩn, Sam bắt đầu trở thành một con người tiêu cực và rồi từ đó đánh mất bản thân, gia đình và bạn bè.
Không hề mang nặng tính hành động, Machine Gun Preacher mang đến cho người xem cảm nhận về những nổi đau của đồng loại của mình. Phim đã vẽ ra một bức tranh mang hai hình ảnh tương phản, một nơi là cuộc sống hạnh phúc đầy đủ và một nơi bị chiến tranh tàn phá, con người phải nom nóp chạy trốn từng ngày. Rồi từ đây Machine Gun Preacher muốn gửi gắm đến khán giả một thông điệp đầy ý nghĩa: “Hãy trân trọng cuộc sống mà mình đang có và giúp đở những người kém may mắn hơn mình, và rồi xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”.
Điểm nhấn đầu tiên của phim chính là sự thức tỉnh về tôn giáo của Sam, đạo diễn Foster đã một lần nữa mang không khí hiện thực ông từng thể hiện trong Monster’s Ball vào Machine Gun Preacher. Vừa ra tù, Sam trở về nhà với vợ, Lynn cùng con gái Paige, và chìm đắm vào cuộc sống đen tối trước kia. Anh sống bừa bãi, không hề yêu thương gia đình, và cùng với bạn, Donnie, giết thời gian bằng cách tiêm ma túy và trộm cắp. Tiếp đến là sự giác ngộ, rồi dùng lòng nhân đạo của mình giúp đở những con người ở Châu Phi. Tham gia chiến tranh và lại có những hận thù và ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Đạo diễn Foster đã đưa đến người xem một chuỗi những diễn biến tâm lý vô định hình của một con người với nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Từ đây cho thấy được ranh giới giữa “tốt” và “xấu” thật sự rất mập mờ, và dễ dàng làm sai lệch suy nghĩ của con người.
Bên cạnh phần ý nghĩa đầy tính nhân văn, điểm nhấn thứ hai của Machine Gun Preacher chính là chính là phần ngoại cảnh và phần diễn xuất của các diễn viên trong phim. Lấy bối cảnh sa mạc khô cằn ở vùng Sudan với những cuộc đấu súng kịch liệt, Marc một lần nữa đem lại không khí hành động đầy máu lửa, giống như ông đã từng làm trong 007: Quantum of Solace trước đây. Điều này chắc chắn sẽ mang đến cho người xem nhiều điều thích thú.
Còn về phần diễn xuất, Gerard Butler đã rất thành công trong việc trải lòng cũng như bám sát với dòng tâm lý của nhân vật Sam. Thông qua thái độ trên nét mặt, cử chỉ và hành động mà anh thể hiện trong phim, người xem đảm bảo có thể cảm nhận được sự mãnh liệt, đôi lúc mềm yếu, sự dằn vặt và cuộc chiến đang xảy ra ngay trong tâm hồn của Sam Childers. Gerard Butler cũng chia sẻ về vai diễn của mình: “Thể hiện tình cảm của mình dành cho những đứa trẻ không phải là chuyện khó, nhưng sự chân thành trong cảm xúc và biểu hiện tự nhiên ở nét mặt là điều quan trọng không thể thiếu"
Không chỉ vậy, diễn viên nhí đóng vai cậu bé châu Phi bị LRA bắt và buộc em phải giết mẹ để cứu em trai mình cũng vô cùng xuất sắc.
Nhân vật Lynn, vợ của Sam, do nữ diễn viên Michelle Monaghan thủ vai, cũng vô cùng đặc sắc. Mặc dùng thời lượng xuất hiện trong phim không nhiều, nhưng tuyến nhân vật Lynn chính là người đã cứu nguy và đưa Sam trở về con đường hướng thiện. Không chỉ là người ủng hộ Sam với quyết định đi đến Đông Phi , mà cô còn luôn cầu nguyện và hỗ trợ cho anh những lúc nguy khốn nhất. Đây chính là nhân vật đã gở rối cho những “nút thắt" trong phim.
Cũng theo như lời của đạo diễn Marc Foster : “Như các bạn đã biết bất cứ bộ phim nào dựa trên một câu chuyện có thật đều là những thách thức không nhỏ, bởi chúng ta không thể bẻ cong hay thêm bớt bất kỳ sự thật nào trong câu chuyện cả, vì thế tôi đã khá lưỡng lự khi quyết định thực hiện Machine Gun Preacher. Chính Brenner đã thuyết phục tôi để Machine Gun Preacher có thể tái hiện trên màn ảnh rộng một cách chân thật nhất". Marc đã cho người xem cũng như giới điện ảnh thấy một điều rằng đã đến lúc nên đưa những gì thực tại nhất lên phim với mục đích giáo dục con người, thay vì những ý tưởng lạ lùng hay siêu tưởng mang tính thương mại cao.
Kết, có thể thấy Machine Gun Preacher như một món ăn khó nuốt trên màn ảnh rộng mùa cuối năm. Nhưng khi ta đã cảm nhận được những điều tinh túy nhất của nó thì cũng là lúc mà tâm hồn ta trở nên phong phú hơn và ngộ ra nhiều hơn những điều ý nghĩa về cuộc sống. Machine Gun Preacher với tựa tiếng Việt là Họng Súng Công Lý sẽ được công chiếu tại Việt Nam từ ngày 30/12/2012.
Dựa trên câu chuyện có thật về Sam Childers, một tên tội phạm buôn ma túy. Sau khi lỡ tay giết chết một tên cướp trên đường, Sam rơi vào trạng thái dằn vặt và lo lắng. Lúc này, Lynn, vợ Sam, đã giúp anh giác ngộ và tìm thấy đức tin nơi chúa trời. Childers bắt đầu xây dựng cuộc sống mới với gia đình mình. Trước lời kêu gọi của cha sứ tại nhà thờ, Sam đã đến Đông Phi để giúp đở những con người đang bị chiến tranh dồn vào đường cùng tại đây. Tại Sudan, anh nhìn thấy nhiều trẻ em bị bắt cóc với mục đích quân sự, vì vậy Sam quyết tâm làm mọi thứ để bảo vệ và mang đến một cuộc sống tốt hơn cho cháu bé nơi đây.
Cũng chính vì vậy mà Sam rơi vào cuộc chiến với tổ chức khủng bố LRA (Lord's Resistance Army) lấy danh nghĩa “Đội quân Chống đối của Chúa”, do Joseph Kony đứng đầu. Từ một tên tội phạm nguy hiểm, giờ đây Sam đã trở thành một nhà truyền giáo mang đức tin chúa trời. Nhưng cách làm việc nhân đạo của anh càng lúc càng bất bình thường. Cứu người, giúp người, rồi lại giết người, một vòng luẩn quẩn, Sam bắt đầu trở thành một con người tiêu cực và rồi từ đó đánh mất bản thân, gia đình và bạn bè.
Không hề mang nặng tính hành động, Machine Gun Preacher mang đến cho người xem cảm nhận về những nổi đau của đồng loại của mình. Phim đã vẽ ra một bức tranh mang hai hình ảnh tương phản, một nơi là cuộc sống hạnh phúc đầy đủ và một nơi bị chiến tranh tàn phá, con người phải nom nóp chạy trốn từng ngày. Rồi từ đây Machine Gun Preacher muốn gửi gắm đến khán giả một thông điệp đầy ý nghĩa: “Hãy trân trọng cuộc sống mà mình đang có và giúp đở những người kém may mắn hơn mình, và rồi xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”.
Điểm nhấn đầu tiên của phim chính là sự thức tỉnh về tôn giáo của Sam, đạo diễn Foster đã một lần nữa mang không khí hiện thực ông từng thể hiện trong Monster’s Ball vào Machine Gun Preacher. Vừa ra tù, Sam trở về nhà với vợ, Lynn cùng con gái Paige, và chìm đắm vào cuộc sống đen tối trước kia. Anh sống bừa bãi, không hề yêu thương gia đình, và cùng với bạn, Donnie, giết thời gian bằng cách tiêm ma túy và trộm cắp. Tiếp đến là sự giác ngộ, rồi dùng lòng nhân đạo của mình giúp đở những con người ở Châu Phi. Tham gia chiến tranh và lại có những hận thù và ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Đạo diễn Foster đã đưa đến người xem một chuỗi những diễn biến tâm lý vô định hình của một con người với nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Từ đây cho thấy được ranh giới giữa “tốt” và “xấu” thật sự rất mập mờ, và dễ dàng làm sai lệch suy nghĩ của con người.
Bên cạnh phần ý nghĩa đầy tính nhân văn, điểm nhấn thứ hai của Machine Gun Preacher chính là chính là phần ngoại cảnh và phần diễn xuất của các diễn viên trong phim. Lấy bối cảnh sa mạc khô cằn ở vùng Sudan với những cuộc đấu súng kịch liệt, Marc một lần nữa đem lại không khí hành động đầy máu lửa, giống như ông đã từng làm trong 007: Quantum of Solace trước đây. Điều này chắc chắn sẽ mang đến cho người xem nhiều điều thích thú.
Còn về phần diễn xuất, Gerard Butler đã rất thành công trong việc trải lòng cũng như bám sát với dòng tâm lý của nhân vật Sam. Thông qua thái độ trên nét mặt, cử chỉ và hành động mà anh thể hiện trong phim, người xem đảm bảo có thể cảm nhận được sự mãnh liệt, đôi lúc mềm yếu, sự dằn vặt và cuộc chiến đang xảy ra ngay trong tâm hồn của Sam Childers. Gerard Butler cũng chia sẻ về vai diễn của mình: “Thể hiện tình cảm của mình dành cho những đứa trẻ không phải là chuyện khó, nhưng sự chân thành trong cảm xúc và biểu hiện tự nhiên ở nét mặt là điều quan trọng không thể thiếu"
Không chỉ vậy, diễn viên nhí đóng vai cậu bé châu Phi bị LRA bắt và buộc em phải giết mẹ để cứu em trai mình cũng vô cùng xuất sắc.
Nhân vật Lynn, vợ của Sam, do nữ diễn viên Michelle Monaghan thủ vai, cũng vô cùng đặc sắc. Mặc dùng thời lượng xuất hiện trong phim không nhiều, nhưng tuyến nhân vật Lynn chính là người đã cứu nguy và đưa Sam trở về con đường hướng thiện. Không chỉ là người ủng hộ Sam với quyết định đi đến Đông Phi , mà cô còn luôn cầu nguyện và hỗ trợ cho anh những lúc nguy khốn nhất. Đây chính là nhân vật đã gở rối cho những “nút thắt" trong phim.
Cũng theo như lời của đạo diễn Marc Foster : “Như các bạn đã biết bất cứ bộ phim nào dựa trên một câu chuyện có thật đều là những thách thức không nhỏ, bởi chúng ta không thể bẻ cong hay thêm bớt bất kỳ sự thật nào trong câu chuyện cả, vì thế tôi đã khá lưỡng lự khi quyết định thực hiện Machine Gun Preacher. Chính Brenner đã thuyết phục tôi để Machine Gun Preacher có thể tái hiện trên màn ảnh rộng một cách chân thật nhất". Marc đã cho người xem cũng như giới điện ảnh thấy một điều rằng đã đến lúc nên đưa những gì thực tại nhất lên phim với mục đích giáo dục con người, thay vì những ý tưởng lạ lùng hay siêu tưởng mang tính thương mại cao.
Kết, có thể thấy Machine Gun Preacher như một món ăn khó nuốt trên màn ảnh rộng mùa cuối năm. Nhưng khi ta đã cảm nhận được những điều tinh túy nhất của nó thì cũng là lúc mà tâm hồn ta trở nên phong phú hơn và ngộ ra nhiều hơn những điều ý nghĩa về cuộc sống. Machine Gun Preacher với tựa tiếng Việt là Họng Súng Công Lý sẽ được công chiếu tại Việt Nam từ ngày 30/12/2012.