Nội dung phim
“Hãy gọi tôi là Francesco” bộ phim mới gợi lại những khoảng khắc đen tối nhất trong cuộc đời của Đức Giáo Hoàng
#GNsP - theo Romereport– Những thử thách mà Đức Giáo Hoàng Phanxico phải đối mặt trong suốt những năm tháng đen tối của chế độ độc tài quân sự Argentina (1976 – 1983) đã được khắc họa trong bộ phim mới, “Hãy gọi tôi là Francesco”, đã được ra mắt thế giới tại Vatican vào thứ Ba.
Bộ phim là câu chuyện cuộc đời của Jorge Mario Bergoglio, từ khi còn là một thanh niên trẻ cho tới khoảnh khắc là người đứng đầu Giáo hội Công Giáo Roma vào tháng Ba năm 2013.
Trong suốt bộ phim tiểu sử dài 98 phút này, khán giả sẽ thâu tóm được một cách vắn lược về cuộc đời của Bergoglio khi còn là một chàng thanh niên trẻ ở Buenos Aires, sống giữa những người bạn thuộc tầng lớp lao động Peron cùng với một người bạn gái mà anh đã gần như nói ra lời cầu hôn trước khi nhận ra tiếng gọi trở thành một người linh mục.
Khi chế độ độc tài quân sự thắt chặt sự kiểm soát đất nước, Bergoglio, bấy giờ là linh mục Bề trên giám tỉnh của cộng đoàn Dòng Tên ở Argentina, phải đối diện khó khăn giữa việc bị chỉ trích căng thẳng của các bề trên khác và việc cố gắng bảo vệ những người đang bị bức hại, như bạn bè, đồng môn và những người quen biết đang dần “biến mất” và bị tra tấn xung quanh cha.
“Tôi không muốn tôn vinh ngài như một vị thánh hay chủ đích làm ra một chuyện thánh sử (hagiography),” Đạo diễn bộ phim, Daniele Luchetti cho biết.
“Tôi muốn bày tỏ lòng tôn trọng lịch sử của Argentina và vì thế tôi đã lắng nghe tất cả những gợi ý, không bỏ ngoài tai bất cứ điều nào,” đạo diễn Luchetti nói thêm.
Bộ phim của Luchetti đã tập trung chủ yếu vào tính cách nhân vật Bergoglio, mô tả ngài như một nhà quản trị nhưng lại rất nhạy cảm.
Dưới sức ép cực độ của chế độ độc tài, bộ phim cho thấy hình ảnh của vị Giáo Hoàng tương lai đã che giấu cho những sinh viên bị bách hại trong chủng viện của ngài (seminary), giúp đỡ người dân trốn thoát khỏi cảnh lưu vong và có những lời khuyên giải cho nhóm các bà mẹ bị mất con dưới tay những nhà độc tài thời đó được gọi là Các Bà Mẹ Quảng Trường Tháng Năm - Plaze de Mayo (tiếng anh May Square) một địa danh nằm ở trung tâm thành phố Buenos Aires.
Luchetti khẳng định rằng ông đã cho ra đời một bức chân dung rất chân thực và cân xứng về các nhân vật và sự kiện mà bộ phim mang lại. Những ai vẫn còn niềm tin rằng Bergoglio có thể làm được nhiều hơn trong việc lên tiếng chống lại sự kìm hãm chế độ có lẽ sẽ không đồng ý như vậy bởi vì bộ phim phần lớn đề cập tới vấn đề sự im lặng của Giáo Hội khi đối mặt với việc những nhà độc tài đã sử dụng các nhục hình và giết người ngoài vòng pháp luật để bịt miệng những người bất đồng.
‘Trách nhiệm to lớn’
Trong một trong những cảnh chính của phim, nhân vật Bergoglio đóng vai một người phải thừa hành lệnh trên để rút ra khỏi nhóm bảo vệ Dòng Tên cùng với hai linh mục, Daniel Iorio và Francisco Jalics, sau khi họ từ chối ngừng công việc phục vụ của mình tại một trong những nơi bần cùng nghèo đói bậc nhất của thành phố.
Các tu sĩ Dòng Tên lo sợ việc chế độ độc tài sẽ cộng tác với số linh mục kia tạo ra phong trào cực đoan cánh tả. Không sự bảo vệ từ bên ngoài, hai vị linh mục bị bắt cóc và hành hạ, và thực tế, về sau này buộc tội vị Giáo hoàng tương lai đã phản bội họ.
Vị Giáo Hoàng 78 tuổi, được hai diễn viên Mỹ Latin thủ vai: diễn viên Rodrigo de la Serna người Argentina (từng đóng phim “The Motorcycle Diaries”) giữ vai Linh mục và Giám mục, và diễn viên Sergio Hermandez người Chile (từng đóng “Gloria- Vinh quang”) giữ vai Giáo Hoàng của Đức Phanxicô trong những năm gần đây.
“Đây quả thực là một trọng trách trong cả hai mặt thiêng liêng lẫn lịch sử của nhân vật,” Serna cho biết, anh thêm rằng trong khi nhập vai diễn anh đã chạm tới được khía cạnh thiêng liêng của chính mình và “đã học được cách cầu nguyện thật sự.”
Bộ phim của Ý này có chi phí lên tới 15 triệu đô la (14 triệu euro) và được quay trong 15 tuần tại Argentina và Ý.
“Chúng tôi muốn “Hãy gọi tôi là Francesco” trở thành một bộ phim tài liệu tham khảo,” Nhà sản xuất Pietro Valsecchi cho biết, họ đã không có sự chúc phúc từ Vatican trước khi thực hiện bộ phim.
“Không ai cho chúng tôi lời khuyên hay đọc qua kịch bản,” ông nói. “Đây thật sự là thử thách lớn nhất cho tới nay đối với tôi, nhưng cuối cùng Vatican đã xem và họ đã thích nó.”
“Hãy gọi tôi là Francesco” là bộ phim thứ hai về Đức Giáo Hoàng Phanxico. Bộ phim Francisco, Cha Jorge (Francisco, el padre Jorge) do đạo diễn Beda Docampo Feijoo người Tây Ban Nha, với sao diễn viên người Argentina Dario Grandinetti thủ vai chính đã được trình làng vào tháng Chín ở Argentina.
#GNsP - theo Romereport– Những thử thách mà Đức Giáo Hoàng Phanxico phải đối mặt trong suốt những năm tháng đen tối của chế độ độc tài quân sự Argentina (1976 – 1983) đã được khắc họa trong bộ phim mới, “Hãy gọi tôi là Francesco”, đã được ra mắt thế giới tại Vatican vào thứ Ba.
Bộ phim là câu chuyện cuộc đời của Jorge Mario Bergoglio, từ khi còn là một thanh niên trẻ cho tới khoảnh khắc là người đứng đầu Giáo hội Công Giáo Roma vào tháng Ba năm 2013.
Trong suốt bộ phim tiểu sử dài 98 phút này, khán giả sẽ thâu tóm được một cách vắn lược về cuộc đời của Bergoglio khi còn là một chàng thanh niên trẻ ở Buenos Aires, sống giữa những người bạn thuộc tầng lớp lao động Peron cùng với một người bạn gái mà anh đã gần như nói ra lời cầu hôn trước khi nhận ra tiếng gọi trở thành một người linh mục.
Khi chế độ độc tài quân sự thắt chặt sự kiểm soát đất nước, Bergoglio, bấy giờ là linh mục Bề trên giám tỉnh của cộng đoàn Dòng Tên ở Argentina, phải đối diện khó khăn giữa việc bị chỉ trích căng thẳng của các bề trên khác và việc cố gắng bảo vệ những người đang bị bức hại, như bạn bè, đồng môn và những người quen biết đang dần “biến mất” và bị tra tấn xung quanh cha.
“Tôi không muốn tôn vinh ngài như một vị thánh hay chủ đích làm ra một chuyện thánh sử (hagiography),” Đạo diễn bộ phim, Daniele Luchetti cho biết.
“Tôi muốn bày tỏ lòng tôn trọng lịch sử của Argentina và vì thế tôi đã lắng nghe tất cả những gợi ý, không bỏ ngoài tai bất cứ điều nào,” đạo diễn Luchetti nói thêm.
Bộ phim của Luchetti đã tập trung chủ yếu vào tính cách nhân vật Bergoglio, mô tả ngài như một nhà quản trị nhưng lại rất nhạy cảm.
Dưới sức ép cực độ của chế độ độc tài, bộ phim cho thấy hình ảnh của vị Giáo Hoàng tương lai đã che giấu cho những sinh viên bị bách hại trong chủng viện của ngài (seminary), giúp đỡ người dân trốn thoát khỏi cảnh lưu vong và có những lời khuyên giải cho nhóm các bà mẹ bị mất con dưới tay những nhà độc tài thời đó được gọi là Các Bà Mẹ Quảng Trường Tháng Năm - Plaze de Mayo (tiếng anh May Square) một địa danh nằm ở trung tâm thành phố Buenos Aires.
Luchetti khẳng định rằng ông đã cho ra đời một bức chân dung rất chân thực và cân xứng về các nhân vật và sự kiện mà bộ phim mang lại. Những ai vẫn còn niềm tin rằng Bergoglio có thể làm được nhiều hơn trong việc lên tiếng chống lại sự kìm hãm chế độ có lẽ sẽ không đồng ý như vậy bởi vì bộ phim phần lớn đề cập tới vấn đề sự im lặng của Giáo Hội khi đối mặt với việc những nhà độc tài đã sử dụng các nhục hình và giết người ngoài vòng pháp luật để bịt miệng những người bất đồng.
‘Trách nhiệm to lớn’
Trong một trong những cảnh chính của phim, nhân vật Bergoglio đóng vai một người phải thừa hành lệnh trên để rút ra khỏi nhóm bảo vệ Dòng Tên cùng với hai linh mục, Daniel Iorio và Francisco Jalics, sau khi họ từ chối ngừng công việc phục vụ của mình tại một trong những nơi bần cùng nghèo đói bậc nhất của thành phố.
Các tu sĩ Dòng Tên lo sợ việc chế độ độc tài sẽ cộng tác với số linh mục kia tạo ra phong trào cực đoan cánh tả. Không sự bảo vệ từ bên ngoài, hai vị linh mục bị bắt cóc và hành hạ, và thực tế, về sau này buộc tội vị Giáo hoàng tương lai đã phản bội họ.
Vị Giáo Hoàng 78 tuổi, được hai diễn viên Mỹ Latin thủ vai: diễn viên Rodrigo de la Serna người Argentina (từng đóng phim “The Motorcycle Diaries”) giữ vai Linh mục và Giám mục, và diễn viên Sergio Hermandez người Chile (từng đóng “Gloria- Vinh quang”) giữ vai Giáo Hoàng của Đức Phanxicô trong những năm gần đây.
“Đây quả thực là một trọng trách trong cả hai mặt thiêng liêng lẫn lịch sử của nhân vật,” Serna cho biết, anh thêm rằng trong khi nhập vai diễn anh đã chạm tới được khía cạnh thiêng liêng của chính mình và “đã học được cách cầu nguyện thật sự.”
Bộ phim của Ý này có chi phí lên tới 15 triệu đô la (14 triệu euro) và được quay trong 15 tuần tại Argentina và Ý.
“Chúng tôi muốn “Hãy gọi tôi là Francesco” trở thành một bộ phim tài liệu tham khảo,” Nhà sản xuất Pietro Valsecchi cho biết, họ đã không có sự chúc phúc từ Vatican trước khi thực hiện bộ phim.
“Không ai cho chúng tôi lời khuyên hay đọc qua kịch bản,” ông nói. “Đây thật sự là thử thách lớn nhất cho tới nay đối với tôi, nhưng cuối cùng Vatican đã xem và họ đã thích nó.”
“Hãy gọi tôi là Francesco” là bộ phim thứ hai về Đức Giáo Hoàng Phanxico. Bộ phim Francisco, Cha Jorge (Francisco, el padre Jorge) do đạo diễn Beda Docampo Feijoo người Tây Ban Nha, với sao diễn viên người Argentina Dario Grandinetti thủ vai chính đã được trình làng vào tháng Chín ở Argentina.