Nội dung phim
Cries and Whispers/Gào thét và Thì thầm (1972) của Ingmar Bergman là một cuốn phim được cấu trúc như một tứ tấu. Bốn nhân vật chính – với những tính cách tâm lí khác nhau: giả dối, hồn hậu, nhạy cảm, dồn nén, v.v. – như bốn nhạc cụ tấu lên những phức điệu đối vị. Bergman đã xử lí một cách hết sức sáng tạo phần nhạc-nền cho một trong những trường đoạn cao trào (ít giây phút cảm thông quý giá giữa hai chị em sau khi họ đã thổ lộ được những tâm sự giấu kín, chất chứa những tình cảm lưỡng phân yêu-ghét trong quan hệ) bằng cách để chương Sarabande trong bản Suite số 5 cho cello của Johann Sebastian Bach tấu hộ những lời thoại giữa hai nhân vật trong lúc họ quấn quít với nhau qua những cử chỉ âu yếm trìu mến. Đây là một trong những trường đoạn được coi là có sự vận dụng nhạc-phim độc đáo nhất trong lịch sử điện ảnh.
Phức cảm Narcissism trong bộ phim “Cries & Whispers” mang dấu ấn như những chấn thương tâm lý của một xã hội khi cá nhân được tôn sùng quá mức. Con người lạc lối trong mê cung của cô đơn, sợ hãi, thất vọng mà thiếu vắng chúa trời. Tuy nhiên bằng tinh thần nhân đạo sâu sắc, Bergman vẫn tìm ra sợi dây để dẫn lối đó chính là tình yêu thương, khát khao gắn bó, đồng cảm về tâm hồn giống như đoạn kết trong “Cries & Whispers”.
Phức cảm Narcissism trong bộ phim “Cries & Whispers” mang dấu ấn như những chấn thương tâm lý của một xã hội khi cá nhân được tôn sùng quá mức. Con người lạc lối trong mê cung của cô đơn, sợ hãi, thất vọng mà thiếu vắng chúa trời. Tuy nhiên bằng tinh thần nhân đạo sâu sắc, Bergman vẫn tìm ra sợi dây để dẫn lối đó chính là tình yêu thương, khát khao gắn bó, đồng cảm về tâm hồn giống như đoạn kết trong “Cries & Whispers”.