Nội dung phim
Bộ phim hài “Đại gia chân đất” dài 60 phút, là câu chuyện xoay quanh hai anh chàng nông thôn có chút tiền nên tự “nâng tầm” cho nhau thành “đại gia”. Cả hai gã đều mê gái nhưng lại có hai bà vợ ghen tuông hơn cả Hoạn Thư. Oái oăm hơn, hai đại gia vốn “thân hơn anh em ruột thịt” lại đem lòng yêu cùng một cô gái.
NSƯT Trung Hiếu và NS Quang Tèo bỗng dưng rơi vào tình thế “tranh chấp tình yêu”, lại thêm cú “sốc” vì bỗng nhiên có quá nhiều tiền nên loay hoay mãi mà chẳng biết phải làm gì với số tiền khổng lồ. Trong tâm trạng ấy, hai gã “trai làng” hoang mang đứng giữa những thói hư tật xấu vốn luôn vây quanh cuộc sống sinh hoạt giản dị nơi làng quê. Cuộc sống thanh bình của những người nông dân bỗng xáo trộn khi làng trở thành phố. Điều đáng nói là họ bị xáo trộn nhưng lại không nhận ra tình hình đó.
Đạo diễn Trần Bình Trọng cho biết: “Chúng tôi chọn kịch bản “Đại gia chân đất” của tác giả Trần Minh Khang để lên án những thói hư tật xấu như: tính trăng hoa, thói ghen tuông mù quáng… và sự bấp bênh trong đời sống thường nhật của những gia đình đang là nông dân thuần túy bỗng dưng trở thành những ông trọc phú nơi thôn quê. Có nhiều tiền rồi, họ không phải đầu tắt mặt tối ở ngoài ruộng nữa, họ trở nên lười nhác, hợm hĩnh, khoe khoang, đua đòi…”
NSƯT Trung Hiếu và NS Quang Tèo bỗng dưng rơi vào tình thế “tranh chấp tình yêu”, lại thêm cú “sốc” vì bỗng nhiên có quá nhiều tiền nên loay hoay mãi mà chẳng biết phải làm gì với số tiền khổng lồ. Trong tâm trạng ấy, hai gã “trai làng” hoang mang đứng giữa những thói hư tật xấu vốn luôn vây quanh cuộc sống sinh hoạt giản dị nơi làng quê. Cuộc sống thanh bình của những người nông dân bỗng xáo trộn khi làng trở thành phố. Điều đáng nói là họ bị xáo trộn nhưng lại không nhận ra tình hình đó.
Đạo diễn Trần Bình Trọng cho biết: “Chúng tôi chọn kịch bản “Đại gia chân đất” của tác giả Trần Minh Khang để lên án những thói hư tật xấu như: tính trăng hoa, thói ghen tuông mù quáng… và sự bấp bênh trong đời sống thường nhật của những gia đình đang là nông dân thuần túy bỗng dưng trở thành những ông trọc phú nơi thôn quê. Có nhiều tiền rồi, họ không phải đầu tắt mặt tối ở ngoài ruộng nữa, họ trở nên lười nhác, hợm hĩnh, khoe khoang, đua đòi…”