Nội dung phim
Cuộc đời nhẹ tênh
Ryan Bingham, bên cạnh công việc chính của mình mà ta sẽ nhắc đến sau, kiếm sống bằng nghề thuyết trình về triết lý sống của mình. Triết lý sống giúp anh tồn tại và thành công. Triết lý sống biệt lập. Sống ngăn nắp, chỉn chu, mọi thứ đều vào những khuôn khổ một cách chính xác, không ràng buộc với bất kỳ mối quan hệ xã hội nào. Bởi như anh nói: “Nói không ngoa, những mối quan hệ của bạn chính là những thứ nặng nề nhất trong đời bạn”.
Không gia đình - chị và em gái của Ryan từ lâu không còn xem anh như một thành viên trong gia đình. Không tình yêu - anh có một bạn tình, Alex Goran, người phụ nữ “hoàn hảo” với Ryan. Họ gặp nhau trong những chuyến công tác, ngồi ăn uống trong những quầy bar, nhà hàng sang trọng như một đôi tình nhân hạnh phúc, rồi về phòng khách sạn quan hệ tình dục nồng thắm và sáng hôm sau ai nấy lên đường để lao vào công việc của mình, không vương vấn, không quyến luyến.
Không đồng nghiệp - Ryan không cần đến văn phòng của công ty và làm việc hoàn toàn độc lập. Thực tế công việc của anh là đến văn phòng của những nơi thuê công ty của anh, ngồi trong một căn phòng nhỏ cách ly, đối mặt với những nhân viên “xấu số”. Anh không gọi họ là “những người xấu số” hay “kém may mắn”.
Anh nói với họ đây là một cơ hội may mắn để đổi đời. Ryan Bingham được thuê để đuổi việc những nhân viên lâu năm và trung thành của các công ty cần cắt giảm nhân sự trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bởi các ông chủ không có gan để tự họ làm điều đó.
“Để hiểu tôi, hãy bay cùng tôi. Đây là nơi tôi sống” là lời tự sự mở đầu của bộ phim. Ryan bay khắp nước Mỹ, từ thành phố này đến thành phố khác để làm công việc của mình. Nhờ vào những nguyên tắc sống riêng (đừng đi sau người già, họ di chuyển chậm và không hề biết quý thời gian mà họ còn để sống. Hãy đi sau người châu Á, họ di chuyển nhanh, gọn và hiệu quả), Ryan Bingham vượt lên trên, di chuyển nhanh hơn, được ưu tiên hơn...
“Chúng ta di chuyển càng chậm bao nhiêu thì chúng ta càng mau chết bấy nhiêu. Nói không ngoa, chuyển động là sống còn”.
Anh thoải mái khi ở trên máy bay, nơi anh được ngồi khoang hạng nhất và các cô tiếp viên nhớ mặt, nhớ tên anh - hành khách thân quen. Anh không thấy cô đơn, anh xem đó là tự do. Đừng nói với Ryan đó là cuộc đời rỗng tuếch, vì anh gọi đó là cuộc đời nhẹ tênh. Đừng tranh luận với anh về chuyện sống trong đời cần có những quan hệ tình cảm thân thuộc, bởi anh với kiểu đối đáp tưng tửng nhưng sắc bén có thể làm bạn tức đến khóc. Ít ra, cô bé Natalie đồng nghiệp của Ryan đã bật khóc.
Và gánh nặng lớn nhất
Mọi chuyện đảo lộn khi anh có một đồng nghiệp, Natalie Keener, cô bé vừa tốt nghiệp đại học hạng ưu về công ty của anh (chỉ để được ở gần bạn trai) và đề ra một chính sách cải tiến cho công ty: để tiết kiệm chi phí đi lại, từ nay họ sẽ đuổi việc nhân viên qua... webcam! Ryan hiểu rằng nếu điều đó được thông qua, đời anh sẽ “vô gia cư”, không còn những chuyến bay đi về. Anh phải chứng minh rằng đuổi việc là một nghệ thuật đòi hỏi có sự giao tiếp trực tiếp giữa người và người. Trên hành trình rong ruổi quanh nước Mỹ, Ryan dạy cho Natalie những bài học kinh nghiệm giá trị về quan hệ giữa người và người, để rồi chính anh cũng học được những bài học về cuộc sống và tình cảm giữa người và người mà có lẽ anh chưa từng trải nghiệm.
Ryan Bingham, bên cạnh công việc chính của mình mà ta sẽ nhắc đến sau, kiếm sống bằng nghề thuyết trình về triết lý sống của mình. Triết lý sống giúp anh tồn tại và thành công. Triết lý sống biệt lập. Sống ngăn nắp, chỉn chu, mọi thứ đều vào những khuôn khổ một cách chính xác, không ràng buộc với bất kỳ mối quan hệ xã hội nào. Bởi như anh nói: “Nói không ngoa, những mối quan hệ của bạn chính là những thứ nặng nề nhất trong đời bạn”.
Không gia đình - chị và em gái của Ryan từ lâu không còn xem anh như một thành viên trong gia đình. Không tình yêu - anh có một bạn tình, Alex Goran, người phụ nữ “hoàn hảo” với Ryan. Họ gặp nhau trong những chuyến công tác, ngồi ăn uống trong những quầy bar, nhà hàng sang trọng như một đôi tình nhân hạnh phúc, rồi về phòng khách sạn quan hệ tình dục nồng thắm và sáng hôm sau ai nấy lên đường để lao vào công việc của mình, không vương vấn, không quyến luyến.
Không đồng nghiệp - Ryan không cần đến văn phòng của công ty và làm việc hoàn toàn độc lập. Thực tế công việc của anh là đến văn phòng của những nơi thuê công ty của anh, ngồi trong một căn phòng nhỏ cách ly, đối mặt với những nhân viên “xấu số”. Anh không gọi họ là “những người xấu số” hay “kém may mắn”.
Anh nói với họ đây là một cơ hội may mắn để đổi đời. Ryan Bingham được thuê để đuổi việc những nhân viên lâu năm và trung thành của các công ty cần cắt giảm nhân sự trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bởi các ông chủ không có gan để tự họ làm điều đó.
“Để hiểu tôi, hãy bay cùng tôi. Đây là nơi tôi sống” là lời tự sự mở đầu của bộ phim. Ryan bay khắp nước Mỹ, từ thành phố này đến thành phố khác để làm công việc của mình. Nhờ vào những nguyên tắc sống riêng (đừng đi sau người già, họ di chuyển chậm và không hề biết quý thời gian mà họ còn để sống. Hãy đi sau người châu Á, họ di chuyển nhanh, gọn và hiệu quả), Ryan Bingham vượt lên trên, di chuyển nhanh hơn, được ưu tiên hơn...
“Chúng ta di chuyển càng chậm bao nhiêu thì chúng ta càng mau chết bấy nhiêu. Nói không ngoa, chuyển động là sống còn”.
Anh thoải mái khi ở trên máy bay, nơi anh được ngồi khoang hạng nhất và các cô tiếp viên nhớ mặt, nhớ tên anh - hành khách thân quen. Anh không thấy cô đơn, anh xem đó là tự do. Đừng nói với Ryan đó là cuộc đời rỗng tuếch, vì anh gọi đó là cuộc đời nhẹ tênh. Đừng tranh luận với anh về chuyện sống trong đời cần có những quan hệ tình cảm thân thuộc, bởi anh với kiểu đối đáp tưng tửng nhưng sắc bén có thể làm bạn tức đến khóc. Ít ra, cô bé Natalie đồng nghiệp của Ryan đã bật khóc.
Và gánh nặng lớn nhất
Mọi chuyện đảo lộn khi anh có một đồng nghiệp, Natalie Keener, cô bé vừa tốt nghiệp đại học hạng ưu về công ty của anh (chỉ để được ở gần bạn trai) và đề ra một chính sách cải tiến cho công ty: để tiết kiệm chi phí đi lại, từ nay họ sẽ đuổi việc nhân viên qua... webcam! Ryan hiểu rằng nếu điều đó được thông qua, đời anh sẽ “vô gia cư”, không còn những chuyến bay đi về. Anh phải chứng minh rằng đuổi việc là một nghệ thuật đòi hỏi có sự giao tiếp trực tiếp giữa người và người. Trên hành trình rong ruổi quanh nước Mỹ, Ryan dạy cho Natalie những bài học kinh nghiệm giá trị về quan hệ giữa người và người, để rồi chính anh cũng học được những bài học về cuộc sống và tình cảm giữa người và người mà có lẽ anh chưa từng trải nghiệm.