Nội dung phim
Phim Bao giờ cho đến tháng Mười được sản xuất năm 1984 đã được coi như là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Ngày 15 tháng 9 năm 2008, CNN đánh giá "Bao giờ cho đến tháng Mười" là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.
Bao giờ cho đến tháng mười là một bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc khi lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Người phụ nữ trở về nhà sau chuyến trong nổi đau khôn tả khi biết tin chồng đã hi sinh ở biên giới Tây Nam. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Nuốt nối đau vào lòng, chị đã giấu chuyện chồng hi sinh với mọi người để mang lại niềm vui cho gia đình từ những bức thư nhơ người thầy giáo viết hộ. Đến khi bố chồng bệnh nặng bảo chị gọi con về gặp lần cuối thì lúc này tin người chồng mất đã không giấu được nữa...
"Tôi bắt tay viết kịch bản Bao giờ cho đến tháng mười, xuất phát từ nỗi đau của gia đình tôi, từ nỗi đau của hàng vạn, hàng triệu người có người thân ngã xuống trong chiến tranh. Đó là những điều đã có sẵn trong tôi, không phải tìm kiếm đâu xa cả. Chỉ cần tìm hình thức thể hiện nữa thôi. Một lần ngồi trú mưa trên đê, trong một quán nước ven đường ở huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, tôi nhìn thấy dưới cánh đồng xa xa một đoàn người lầm lũi đi trong mưa. Khi đoàn người đến gần tôi nhận ra đó là một đám tang. Theo sau chiếc kiệu có bốn người khiêng là một phụ nữ trẻ đầu quấn khăn trắng, dắt theo một đứa con trai chừng 7 tuổi. Bà con trong quán cho biết chồng chị là bộ đội đi B, hy sinh đã lâu, nhưng bây giờ người ta mới báo tin cho gia đình và làm lễ rước hương hồn người chiến sĩ về yên nghỉ tại nghĩa trang của làng. Còn anh hiện nằm ở đâu trên chiến trường miền Nam, đến bây giờ không ai biết. Người phụ nữ chít khăn tang đi dưới chiều mưa hôm ấy chính là chị Duyên sau này trong Bao giờ cho đến tháng 10″.
(Trích "Hồi ký điện ảnh" của Đặng Nhật Minh. NXB Văn nghệ TP HCM xuất bản năm 2005).
Bao giờ cho đến tháng mười là một bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc khi lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Người phụ nữ trở về nhà sau chuyến trong nổi đau khôn tả khi biết tin chồng đã hi sinh ở biên giới Tây Nam. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Nuốt nối đau vào lòng, chị đã giấu chuyện chồng hi sinh với mọi người để mang lại niềm vui cho gia đình từ những bức thư nhơ người thầy giáo viết hộ. Đến khi bố chồng bệnh nặng bảo chị gọi con về gặp lần cuối thì lúc này tin người chồng mất đã không giấu được nữa...
"Tôi bắt tay viết kịch bản Bao giờ cho đến tháng mười, xuất phát từ nỗi đau của gia đình tôi, từ nỗi đau của hàng vạn, hàng triệu người có người thân ngã xuống trong chiến tranh. Đó là những điều đã có sẵn trong tôi, không phải tìm kiếm đâu xa cả. Chỉ cần tìm hình thức thể hiện nữa thôi. Một lần ngồi trú mưa trên đê, trong một quán nước ven đường ở huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, tôi nhìn thấy dưới cánh đồng xa xa một đoàn người lầm lũi đi trong mưa. Khi đoàn người đến gần tôi nhận ra đó là một đám tang. Theo sau chiếc kiệu có bốn người khiêng là một phụ nữ trẻ đầu quấn khăn trắng, dắt theo một đứa con trai chừng 7 tuổi. Bà con trong quán cho biết chồng chị là bộ đội đi B, hy sinh đã lâu, nhưng bây giờ người ta mới báo tin cho gia đình và làm lễ rước hương hồn người chiến sĩ về yên nghỉ tại nghĩa trang của làng. Còn anh hiện nằm ở đâu trên chiến trường miền Nam, đến bây giờ không ai biết. Người phụ nữ chít khăn tang đi dưới chiều mưa hôm ấy chính là chị Duyên sau này trong Bao giờ cho đến tháng 10″.
(Trích "Hồi ký điện ảnh" của Đặng Nhật Minh. NXB Văn nghệ TP HCM xuất bản năm 2005).